Tài trợ là một công cụ marketing ở tầm đẳng cấp hơn và đem lại hiệu quả cao hơn hẳn về nhiều mặt so với việc thiết lập sự nhận biết thương hiệu thông qua quảng cáo.
Sự kiện lớn, tên tuổi lớn
Khi nhắc đến bất kỳ giải golf lớn nhỏ nào trên thế giới hiện nay, người ta không thể kèm theo tên tuổi của nhà tài trợ gắn kèm với nó. Từ ROLEX Trophy, OMEGA Eropeon Masters, Mecedes Tropy, Sony Open, Samsum World Championship cho tới Johnie Walker Classsic, Huyndai Golf Tounament. Ngay cả những thương hiệu mới nổi đình đám tưởng như chỉ tập trung vào giới trẻ yêu công nghệ như Apple cũng vừa gật đầu trở thành nhà trợ của Apple Blossom Open Golf Tounament.
Tại sao những tên tuổi lớn, đều đã chứng tỏ đẳng cấp bậc thầy trong mọi lĩnh vực kinh doanh trên khắp thế giới lại không ngần ngại đổ tiền vào tài trợ hàng trăm giải golf hàng đầu thế giới và thập chí hàng ngàn giải golf khác ở phạm vi khu vực và các quốc gia khắp hành tinh? Một điều chắc chắn rằng việc tài trợ hàng triệu USD cho các giải golf này của các bậc thầy trong giới kinh doanh đương nhiên không bao giờ là ngẫu hứng.
Thống kê của Marketing News, Hoa Kỳ cho thấy, tài trợ là một trong những công cụ “tiêu tốn” nhất của các thương hiệu hàng đầu thế giới hiện nay với tổng số tiền tài trợ khoảng hơn 20 tỷ USD mỗi năm – một mức tăng khổng lồ so với con số khoảng 4,3 tỷ USD hồi năm 1990. Điều thú vị là hầu hết số tiền khổng lồ này đều đổ vào các sự kiện thể thao và không nghi ngờ gì, các giải golf và sự kiện golf diễn ra hằng ngày trên khắp thế giới là hạng mục sáng chói tầm đẳng cấp cả về giá trị tài trợ cũng như tầm đẳng cấp của thương hiệu, giá trị của sản phẩm và cả sự chọn lọc về đối tượng chịu ảnh hưởng tại các sự kiện đó.
Tài trợ cho các giải golf trong thế giới hiện đại hôm nay không đơn giản chỉ là sự hiện diện tên và logo thương hiệu tài trợ trên các sân cỏ hay địa điểm tổ chức sự kiện. Trong thế giới mà trí tuệ và trình độ thưởng thức ngày càng cao, việc tài trợ cũng ngày càng trở nên phức tạp hơn với hàng loạt những chiến dịch và kế hoạch quảng cáo, hoạt động truyền thong góp phần xây dựng một cách vững chắc hình ảnh và uy tín thương hiệu ăn sâu vào trong tiềm thức của công chúng.
Thế giới vẫn còn chỗ cho những hoạt động quảng cáo trực tiếp, nhưng giữa đầy rẫy những sologan quảng cáo trực tiếp, tác động của nó với công chúng, đặc biệt là công chúng ở tầm trí thức, thu nhập và mức sống và nhận thức cao, việc quảng cáo cổ điển như vậy dường như chẳng mấy tác dụng.
Thực tế, các chuyên gia hàng đầu về phát triển thương hiệu đã nghĩ ra rằng tài trợ là một công cụ marketing ở tầm đẳng cấp cao hơn và đem lại hiệu quả cao hơn hẳn về nhiều mặt so với việc thiết lập sự nhận biết thương hiệu thông qua quảng cáo. Sự khác biệt lớn nhất giữa các phương thức này chính là con đường đi sâu và ở lại trong tiềm thức công chúng tiếp nhận. Tài trợ cũng là cách hữu hiệu nhất thể hiện tầm của thương hiệu ở mức độ uy tín, sự cam kết lâu dài và một tiềm lực tài chính vững mạnh. Hơn thế, thương hiệu tài trợ qua các giải golf còn thể hiện một sự đồng cảm, chia sẻ niềm đam mê và thú vui hưởng thụ cuộc sống của một thú chơi tao nhã, đầy cảm hứng và tôn vinh những giá trị cao cả.
ROLEX TROPHY
Trong số những giải golf hàng đầu thế giới hiện nay, một sự kiện gắn liền với thương hiệu đồng hồ nổi tiếng số 1 thế giới luôn được nhắc tới đầu tiên là Rolex Trophy, không đơn giản vì số tiền thưởng lên đến hàng triệu USD. Sự kiện này hơn thế, quy tụ những golf thủ hàng đầu của Châu Âu và thế giới, và đặc biệt chính là ở đối tượng công chúng của giải – những người chia sẻ niềm đam mê với đẳng cấp của sự tinh tế đến mức hoàn hảo.
Giải Rolex Trophy, mặc dù mới được thiết lập năm 1991, đã nhanh chóng trở thành sự kiện chính của hệ thống giải Challenge Tour, đặc biệt them cũng bởi chính địa điểm diễn ra sự kiện này ngay tại sân Golf Club de Genneve cổ kính tuyệt mĩ giữa trái tim Châu Âu, thành phố Genneva, Thuỵ Sỹ.
Và hơn cả thế, công chúng yêu golf đều dành sự ưu ái đặc biệt cho thương hiệu Rolex này bởi cam kết của họ trong việc đồng hành tài trợ The Open, một trong 4 sự kiện major không thể nào bỏ lỡ của thế giới đam mê golf.
OMEGA EROPEAN MASTERS
Với số tiền thưởng khổng lồ lên tới 2,2 triệu Ero, Omega Eropean Masters đã trở thành sân chơi đẳng cấp bậc nhất thế giới quy tụ những golf thủ số 1 thế giới và cả Châu Âu. Đây cũng là giải golf gắn liền với tên tuổi thương hiệu tài trợ được thiết lập sớm nhất thế giới. Ban đầu, giải này thành lập với tên Swiss Open năm 1923. Sáu mươi năm sau, giải này bắt đầu được giới thiệu gắn liền với một cái tên mới European Masters, cho tới năm 1992, giải chính thức bỏ tên Swiss Open.
Giải này đã đi vào lịch sử năm 1971 khi mà tay golf Baldovino Dassu lập kỷ lục trở thành golf thủ đầu tiên của thế giới hoàn tất trận đánh 18 lỗ golf chỉ mất 60 gậy. Sân golf chính thức của Omega European Masters là Golf Club Cran-sur-Sierre tại Vallais kể từ năm 1939. Sự kiện này diễn ra hằng năm vào tuần đầu tháng 9, sau Rolex Trophy khoảng 1 tháng.
MERCEDES-BENZ TROPHY WORLD FINAL
Năm 1990 đánh dấu một kỷ nguyên mới trong chiến lược xây dựng và quảng bá thương hiệu của hàng loạt các tên tuổi lớn nhất thế giới với bước ngoặc dành nguồn tài chính lớn tài trợ cho các sự kiện thể thao, đặc biệt là với golf. Giải golf Mercedes Trophy được thiết lập năm 1990 và nhanh chóng trở thành giải đấu golf có sức lan toả rộng rãi nhất thế giới.
Khác với hai thương hiệu đồng hồ đẳng cấp Rolex và Omega, hang xe hơi số 1 của Đức, Mercedes-Benz không chỉ dành tài trợ cho các sự kiện golf chuyên nghiệp. Điều đặc biệt không thể lẫn của thương hiệu khổng lồ này là thiết lập một hệ thống giải đấu qui mô cho cả tay golf chuyên nghiệp và không chuyên với cả ba nhóm handicap và dành cho cả nam lẫn nữ. Một hệ thống giải đấu phức hợp với cơ cấu đáng nể: từ các giải ở mức địa phương, vùng, tới qui mô quốc gia và khu vực, chẳng hạn như Mercedes Trophy tại Việt Nam cho tới các giải bán kết khu vực tại khắp các nơi New Zealand và Anh cho tới giải chung kết tầm cỡ thế giới Mercedes Trophy World Final nơi qui tụ hàng trăm tay golf amateurs xuất sắc bước ra từ các quốc gia và khu vực, đại diện cho 50 quốc gia từ 5 châu lục sẽ tới thành phố Stuttgart, quê hương của Mercedes-Benz.
Không chỉ dành hàng triệu USD cho hàng chục giải golf khắp hành tinh với hệ thống giải Mercedes-Benz Tropy, thương hiệu này còn là nhà tài trợ của hàng loạt các giải tài trợ khác, trong đó có vai trò là đối tác chính của The Masters, một trong 4 giải golf major kinh điển của thế giới golf chuyên nghiệp, đồng thời là nhà tài trợ giải hole-in-one cho hàng trăm giải thưởng lớn nhỏ khắp nơi trên thế giới với hình ảnh ăn sâu vào trái tim những tín đồ golf bị mê hoặc cả bởi những chiếc xế hộp đỉnh cao với ngôi sao ba cánh lấp lánh.
Trong chiến lược tài trợ của mình, hãng này không ngần ngại tuyên bố: “Một di sản giàu có, văn hoá của sự sang tạo và đổi mới công nghệ, một khát vọng theo đuổi sự hoàn hảo – Mercedes-Bnez và golf có rất nhiều điểm chung”.
Mercedes-Benz cũng mang lại ví dụ hoàn hảo cho chiến lược tài trợ khôn ngoan của một thương hiệu lớn. Không chỉ củng cố vững chắc tên tuổi qua một hệ thống giải độc quyền thương hiệu, Mercedes-Benz cũng sẵn sang “cặp đôi” với những thương hiệu đẳng cấp. Đó là khi người ta thấy sự hiện diện khắp nơi của thương hiệu này ở những giải golf quy tụ giới sành điệu nhất thế giới như Omega Dubai Desset Classic.
SONY OPEN TẠI HAWAII
Tất nhiên thế giới golf không hề vắng những ông lớn thương hiệu từ Châu Á. Trong đó, sớm nhất có lẻ là những hãng điện tử Sony của Nhật Bản với giải Sony Open. Sony Open tại Hawaii là một giải golf chuyên nghiệp trong hệ thống thi đấu PGA Tour và là một sự kiện kết nối với chuỗi sự kiện thi đấu giải FedEx Cup Serises. Thực ra giải golf này được thiết lập năm 1965 với tên gọi Hawaii Open, luôn diễn ra trên sân golf Waialae Country Club, thành phố Honolulu, Hawaii vào tháng 1 - tháng 2 hằng năm. Trước đây, sự kiện này gắn liền với thương hiệu nhà tài trợ chính là hãng bay United Airline, cho tới khi trở về với Sony năm 1999. Giải golf này đi vào lịch sử với hàng loạt các sự kiện trùng lặp một cách thú vị. Bốn tay golf từng vô địch các giải major đều cùng từng 2 lần giành vinh quang ngôi số 1 của giải này, đó là Hubert Green, Corey Pavin, Lanny Wadkins và Ernie Els.
Sony Open tại Hawaii cũng là một trong những giải hấp dẫn nhất trong hệ thống các giải đấu chuyên nghiệp hiện nay với tổng số tiền thưởng hằng năm lên tới 5,6 triệu USD.
MITSUBISHI ELECTRIC CHAMPIONSHIP
Một giải golf hấp dẫn đình đám khác gắn liền với thương hiệu của hãng điện tử điện máy nổi tiếng là Mitsubishi Electric Championship với tổng giá trị tiền thưởng mùa giải vừa qua lên tới 1,8 triệu USD, trong đó phần thưởng riêng cho ngôi vô vị địch của giải đã là 307.000 USD.
Giải thưởng này được thiết lập từ năm 1984 và lập tức nổi danh với hầu bao tài trợ và tiền thưởng khổng lồ. Câu chuyện những năm 80 - 90 của thế kỷ 20 không thể nhắc tới giải đấu này với tên gọi ban đầu cũng vô cùng ấn tượng: Mony Senior Tounament Champions.
Mitsubishi Electric Championship là một giải golf trong hệ thống thi đấu chuyên nghiệp Champion Tour, diễn ra hằng năm tại sân golf Hualalai Resort Golf Club, đảo Hawaii. Thành viên tham dự của giải đấu này thường là những tay golf vô địch của 5 mùa giải gần nhất, cũng với các tay golf vô địch thắng từ các giải golf khác và một số được mời bởi nhà tài trợ.
JOHNNIE WALKER CLASSIC VƯỢT QUA GIỚI HẠN CỦA QUẢNG CÁO
Với rất nhiều thương hiệu sản phẩm được coi là xa xỉ ở rất nhiều nước, việc vươn tới khách hàng thong qua kênh quảng cáo thong thường là điều không tưởng, hoạt động tài trợ và tài trợ cho giải golf đã trở thành con đường vượt ải, trong đó có Johnnie Walker.
Johnnie Walker Classic là một giải chính thức trong hệ thống giải European Tour nhưng chủ yếu diễn ra tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Thương hiệu Johnnie Walker đã có lịch sử rất dày trong lĩnh vực tài trợ golf. Đây cũng là nhà tài trợ cho giải Johnnie Walker Championship tại Gleneagles, Scotland.
Câu chuyện tài trở cho golf của Johnnie Walker ở châu Á bắt đầu từ năm 1989 khi đó thương hiệu này tài trợ cho giải golf Hong Kong Open. Kể từ đó, họ thiết lập một giải tài trợ hằng năm được đặt tên Johnnie Walker Asian Classic diễn ra lần đầu tiên ở Hong Kong năm 1990. Sau đó sự kiện trở thành một giải chuyên nghiệp chính thức trong hệ thống thi đấu và dần dần mở rộng ra khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Năm 1993, cụm từ châu Á (Asian) được bỏ ra khỏi tên chính thức của giải. Năm 2005, giải lần đầu tiên được tổ chức tại Trung Quốc trong chiến lược của hệ thống European Tour muốn thúc đẩy sự phát triển của golf tại Trung Quốc. Địa điểm thi đấu của giải này thay đổi hằng năm.
Tổng số tiền thưởng của giải lên tới 1,2 triệu bảng Anh, được đanh giá là khá cao so với mức tiền thưởng trung bình của các giải golf tại Úc và châu Á. Thành viên tham gia giải đấu thường bao gồm 60 tay golf trong hệ thống Asian Tour, 28 tay golf từ các nước châu Á và Úc thuộc hệ thống PGA và 8 tay golf được mời bởi nhà tài trợ.
Phạm Thanh Hường (Theo Golf & Resort)