Ngành nghề sản xuất nước mắm truyền thống nuôi sống hàng triệu ngư dân, nhiều làng nghề sản xuất nước mắm Việt Nam, và thương hiệu nước mắm Việt Nam nổi tiếng trên thị trường thế giới đến độ người Thái cũng phải nhái “nước mắm Việt Nam! Bất kỳ mặt hàng thủ công nào chi phí sản xuất cũng cao hơn nhiều so với hàng công nghiệp nên giá thành không thể nào cạnh tranh với hàng sản xuất đại trà. Từ chiếc điện thoại Vertu, chiếc túi da Hemer cho đến lọ nước mắm, không có ngoại lệ. Nước chấm công nghiệp không thể tạo ra sự khác biệt bền vững vì nó không có yếu tố gì đặc trưng Việt Nam. Sản xuất theo công thức thì đâu người ta cũng làm được chứ không cứ gì phải Việt Nam. Điều này sẽ dẫn đến cái chết của ngành nước mắm truyền thống, và thay vào đó là một hỗn hợp hóa chất bao gồm nhiều loại bột ngọt và hương liệu mùi cá với giá thành sản phẩm rất thấp.
Nghề sản xuất nước mắm truyền thống (Nguồn: Ảnh mạng)
Người Việt ăn nước mắm truyền thống từ ngàn đời nay và chưa có bằng chứng nào đủ thuyết phục để nói rằng nước mắm truyền thống gây hại cho sức khỏe. Nước mắm công nghiệp chỉ thuyết phục được người tiêu dùng ở những quốc gia kém phát triển qua game marketing tiêu trò ngôn từ để đánh lừa người tiêu dùng. Còn với một thành phần nhiều bột ngọt và chất điều vị như công thức này, thì ở các nước phát triển người tiêu dùng không ai muốn đụng đến. Nước mắm ngon phải là nước mắm làm từ cá nguyên chất với độ đạm cao” thành “Nước mắm ngon phải là nước chấm an toàn và rất thơm mùi cá”. Họ cố tái định nghĩa lại sản phẩm nước mắm trên thị trường bằng ngôn ngữ và game marketing. Chiến lược này thì thường chỉ các cá mấp mới có thể làm được, vì đòi hỏi đầu tư lớn về mặt truyền thông nhằm thay đổi cảm nhận của người tiêu dùng về một sản phẩm hay dịch vụ.
Chúng ta đang chứng kiến con cá mập khổng lồ muốn nuốt chửng những con cá cơm nhỏ bé để thau tóm miếng bánh thị trường nước nước nắm Việt.