Không ai không thích trải qua một ngày đẹp trời cùng với bạn bè thực hiện những cú swing để đưa bóng lên fairway và green xanh mướt, để cuối cùng kết thúc một ngày với những cốc bia mát lạnh trong không gian yên bình.
Tôi may mắn được chơi nhiều sân golf ở các nước khác nhau. Chủ đề các tay golf thường bình phẩm nhiều nhất sau một ngày chơi golf là những mặt green. Khi kết thúc vòng golf, trên tay cầm ly bia mát lạnh, những người chơi golf bắt đầu bàn luận về mặt green, về việc green “giữ” bóng như thế nào hay bóng lăn ra sao. Kích cỡ và hình dáng của green cũng đóng một phần quan trọng trong cuộc trò chuyện này, như green lớn hay nhỏ ra sao, mặt green nhấp nhô như thế nào…
Thực tế chính mặt putting quyết định green. Green có thể có màu hồng nhưng chỉ cần chúng giữ được bóng và putt chuẩn. Vì vậy, green keeper không đơn giản là cái nghề chăm sóc mặt cỏ mà một công việc mang tính nghệ thuật. Tôi ngã mũ trước bất kỳ mọt green keeper tài ba nào, họ làm việc xứng đáng với đồng lương mình nhận. Green giống như người con gái, cần phải chăm sóc và nâng niu và sau đó họ trở lại chăm sóc chính bạn.
Những green tốt nhất tôi từng được chơi (ngoài những sân ở Úc) chính là ở sân golf Dalat. Đó mới là green đích thực, tốc độ bóng ổ định và giữ bóng kỳ lại. Thậm chí một tay golf có handicap 27 cũng có thể đánh bóng xoay vòng lại trên những green này, chẳng khác nào một tay golf chuyên nghiệp. Năm rồi, tôi cùng 40 người bạn ở Úc đến Dalat chơi golf, trong số đó có 2 tay golf chuyên nghiệp và một số có handicap hạng A. Họ rất hài long với chất lượng mặt green của sân golf này và cho đến nay thỉnh thoảng trong câu chuyện thường ngày của chúng tôi có cả những mặt green ở đấy. Dalat cũng là nơi có điều kiện lý tưởng cho cỏ ống phát triển. Nhiều sân golf khác mơ ước có được điều kiện như thế.
Thiết kế sân golf là một công việc khó khăn, người thiết kế phải tạo ra sân golf vừa dành cho tay golf chuyên nghiệp vừa cho người mới bắt đầu. Chính vì thế, những tee, hazard, bunker và fairways thiết kế làm sao tạo sự công bằng cho tất cả mọi người. Điều đó có nghĩa là một tay golf giỏi muốn tìm sự thách thức còn một tay golf có handicap 27 không cảm thấy bỏ lại phía sau bằng cái nhìn bất lực để rồi anh ta không bao giờ muồn trở lại chơi trên sân golf này nữa.
Một sân golf phù hợp đối với tất cả mọi người, fairway phải có khu tránh chướng ngại vật, có vùng rộng rãi với những bunker sắp xếp hợp lý. Những khu green phải có ý niệm chung. Nếu green có chướng ngại nước một bên thì bên còn lại phải có khoảng không dành choc ú đánh thiếu chuẩn xác rơi vào, không nên có một bunker sâu. Trong những giải đấu, cờ có thể đặt vào những vị trí khó hơn và tee di chuyển về phía sau để tang them độ khó của sân golf.
Một số sân golf thiết kế quá khó như những kho resort sân golf tại Úc. Vì vậy nhiều tay golf chỉ đến sân một lần, sau khi mất hết 10 quả bóng và có đến 40 cú putt. Điều quan trọng là làm sao để người chơi trở lại sân cùng bạn bè và trả them nhiều tiền phí sân.
Golf là môn chơi muốn có kinh nghiệm phải thi đấu thường xuyên trên sân. Nếu được chăm sóc tốt, fairway được cắt tỉa, chăm sóc kỹ, vùng cỏ cao không qúa dài, green tốt và caddy phục vụ chu đáo, bạn là người chiến thắng.
Sân golf tại Lăng Cô ở Huế là một sân golf như thế. Nhà thiết kế Nick Faldo tạo ra sân golf này sự công bằng với tee đa dạng, fairway rộng kết hợp với sức gió vào buổi chiều. Green thì tốt, lớn, nhấp nhô, banh lăn nhanh.
Một sân golf có hàng triệu cây và nhiều hồ nước mà nó không tạo thành một sân golf tốt. Đó phải là sự cân bằng giữa các phần. Tương tự, một lỗ golf không dài 500 yard thì khó. Nhiều lỗ golf có chiều dài 300 yard, buner nằm bên phải hoặc là một hazard nhỏ có thể vẫn còn là một lỗ golf par 4 thách thức. Một lỗ golf trở nên hoàn mỹ hơn và thách thức nếu bunker và cây cối được bố trí hợp lý. Chướng ngại nước trở thành kể “huỷ diệt” nếu chúng được đặt gần đường mục tiêu.
Quả bóng golf màu trắng nhỏ bé không phải lúc nào đi đúng hướng như mình muốn. Đó là lý do tại sao chúng ta lại cắm cúi vào môn chơi tuyệt vời này. Một sân golf tốt phải có sự dung hoà của lỗ golf về độ dài, ngắn, dễ và khó…
Ray Cashmore (Theo Golf & Resort)