Bài viết review là câu chuyện của "người trong cuộc" trải nghiệm kể về một sản phẩm, một loại hình dịch vụ nào đấy nhằm giúp cho khách hàng có một cái nhìn thực tiễn, tăng chỉ số tín nhiệm, rút ngắn thời gian tìm hiểu, để sớm đưa ra quyết định đồng hành với sản phẩm và dịch vụ ấy.
Thời đại công dân làm báo, viết bài review là một trong những cách phổ biến giúp cho doanh nghiệp cung cấp thông tin, hình ảnh một sản phẩm/dịch vụ đến với khách hàng mục tiêu. Viết bài review như thế nào để người đọc “dán mắt vào màn hình” và rồi đưa ra một quyết định đồng hàng cùng với sản phẩm và dịch vụ của bạn?
Viết review theo cảm xúc hay đơn đặt hàng? Viết review không phải như viết nội dung mẫu quảng cáo, càng không phải như viết một bài PR! Mọi người đều có thể viết bài review bất cứ sản phẩm hay dịch vụ gì. Từ một cuốn sách bạn mới đọc, một bộ phim mới vừa xem, một model điện thoại mới, một phiên bản xe hơi, một chuyến đi, một khu nghỉ dưỡng, một nhà hàng, ngay cả một món ăn…bất cứ thứ gì bạn thích, bạn trải nghiệm, cảm nhận và tìm hiểu về nó.
Một khi những ngôn từ hoa mỹ của các bài PR hay những hình ảnh quảng cáo bị phù phép bởi kỹ xảo không thể đánh lừa được khách hàng thông minh thì sự lên ngôi của các bài viết review đã mang lại cho khách hàng một cái nhìn trung thực nhất về sản phẩm và dịch vụ. Bài review là câu chuyện kể của người trong cuộc trải nghiệm sẽ giúp khách hàng có một cái nhìn thực tiễn, tăng chỉ số niềm tin, rút ngắn thời gian tìm hiểu, để sớm đưa ra quyết định mua hàng hoặc chọn dịch vụ.
Để viết một bài review yêu cầu bắt buộc là phải trải nghiệm dịch vụ, sử dụng sản phẩm để cảm nhận trước khi nhận xét, đánh giá về nó. Cần phải hiểu thật rõ sản phẩm và dịch trước khi viết đánh giá. Hãy tập làm quen với sản phẩm đó trong một thời gian nhất định. Sử dụng text thử trong các tình huống khác nhau với các vấn đề khác nhau, thậm chí có thể đưa cho các "tín đồ" dùng thử và xin ý kiến. Bạn càng thấu hiểu sản phẩm bao nhiêu thì bài đánh giá càng trở nên sinh động cuốn hút bấy nhiêu.
Một bài viết PR quảng cáo nhằm mục tiêu chính là gửi đi một thông điệp, lôi kéo khách hàng quan tâm để đi đến quyết định chọn mua sản phẩm và sử dụng dịch vụ và xa hơn là lưu giữ một thương hiệu trong tâm trí khách hàng. Thường bài PR được viết bởi các chuyên gia hay các nhà báo phụ trách lĩnh vực am hiểu về sản phẩm hoặc bởi chính nhân viên PR của công ty sản xuất ra sản phẩm đấy. Bài PR thường được đưa ra sau khi đã được thực hiện các hoạt động về nghiên cứu khảo sát thị trường, điều tra tâm lý khách hàng…Còn bài review cung cấp một cái nhìn toàn diện về sản phẩm/dịch vụ bao gồm cả điểm tốt và chưa tốt của một sản phẩm cho một nhóm đối tượng khách hàng mục tiêu.
Bài viết review thực chất là đánh giá lại sản phẩm dịch vụ bằng sự cảm nhận và am hiểu sau khi trải nghiệm. Cỡi ngựa xem hoa là lỗi lớn nhất mà các "thợ viết" thường mắc phải khi không thực sự nhìn, sở hữu hay sử dụng sản phẩm. Nếu bạn viết đánh giá theo ý kiến của người khác hay theo suy đoán của bạn về sản phẩm bạn sẽ tạo ra những đánh giá không chân thực và hấp dẫn.
Review là bài viết đánh giá cả quá trình của sản phẩm, dịch vụ, từ công bố (chưa mua-của Khách hàng), đến bán (hành vi mua), hậu mãi (sau mua, bảo hành, dịch vụ sau bán hàng)...Tất cả phải viết bằng sự am hiểu, trải nghiệm và cảm xúc đối với sản phẩm nhằm tìm kiếm sự đồng hành, thậm chí là "chất vấn" phản bác với những khiếm khuyết của sản phẩm, dịch vụ.
Để cho người đọc bài viết review một cảm giác tin tưởng cũng như thấy bạn là người trọng cuộc thực sự am hiểu, đừng quên nghiên cứu thật kỹ về sản phẩm. Tham khảo các tài liệu liên quan đến sản phẩm, tìm hiểu các tính năng, lợi ích… Nhưng hãy nhớ, đừng quá lạm dụng những tài liệu này để viết bài review, chia sẻ kinh nghiệm thực thế của bạn sẽ tốt hơn việc copy/paste những tài liệu từ nhà sản xuất hay nhà cung cấp dịch vụ.
Không có cách nào tốt hơn để viết một bài review hiệu quả bằng cách chính bạn đã sử dụng và trải nghiệm sản phẩm hoặc dịch vụ và viết theo cảm nhận và cảm xúc của chính người trọng cuộc. Hầu hết tất cả mọi người sẽ không đọc hết bài review nếu họ thấy rằng đây không phải là một kinh nghiệm thực tế.